top of page

Tìm hiểu về các phương pháp nhập xuất hàng hóa trong kho hiện nay

marketingeurorack

Phương pháp xuất hàng trong nhà kho là những nguyên tắc, thứ tự nhập và xuất từng loại hàng hóa. Những nguyên tắc nhập xuất hàng hóa này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và kiểm soát đơn giản nhanh chóng hơn. Vậy trong quản lý nhà kho thường dùng các phương pháp nhập xuất hàng nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé

Các nguyên tắc nhập xuất hàng hóa trong kho

1. Nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO

FIFO là viết tắt của từ tiếng anh “First In First Out”, nghĩa là vào trước ra trước. Những hàng hóa được nhập kho, để lên kệ chứa hàng trước sẽ được lấy ra xuất kho chuyển đi giao trước.

Với hình thức FIFO này, không phải tất cả mọi mặt hàng đều có thể áp dụng. Chỉ có một số mặt hàng, sản phẩm có thể sử dụng “Nhập trước – xuất trước”. 


Nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO
Nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO

Ứng dụng của nguyên tắc FIFO :

Hầu hết các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn hoặc dễ hư hỏng theo thời gian sẽ được ưu tiên lựa chọn phương pháp này.

VD: Thực phẩm ăn uống hằng ngày như: trứng, sữa, bánh, kẹo,…

Các mặt hàng công nghệ theo xu hướng thị trường cũng được áp dụng nguyên tắc này. Lý do là sau thời gian các sản phẩm này sẽ hạ nhiệt và giá thành bán sẽ có thể giảm đi. Nên cần thực hiện xuất sớm các mặt hàng này để đảm bảo lợi nhuận.

Những dòng sản phẩm thời trang cũng là ứng cử viên sáng giá cho hình thức FIFO. Dù các mặt hàng này ít bị hư hỏng như thực phẩm, nước uống, nhưng chúng lại bị lỗi mốt (lạc hậu). Khi đó khách hàng sẽ không còn mua những sản phẩm này nữa. Nên để thu được lợi nhuận thì các mặt hàng này thường sẽ nhập trước xuất trước.

Phương pháp quản lý này hầu như dùng cho các thành phẩm, giá trị giảm dần theo thời gian hoặc có nguy cơ hư hỏng. vì thế cần phải được xuất sớm để đảm bảo chất lượng.

Vậy làm cách nào để có thể quản lý hình thức kho này hiệu quả?

Ưu và nhược điểm của hình thức nhập hàng FIFO

Ưu điểm:

·      Chất lượng hàng được bảo đảm đến tay khách hàng tốt nhất.

·      Đảm bảo doanh thu lợi nhuận bằng cách tính ngay được số vốn nhập và định giá bán hàng.

·      Tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm tra số lượng sản phẩm. Hàng hóa được nhập vào sẽ được ưu tiên xuất đi ngay nhằm giảm khả năng bị lỗi hoặc hu hỏng.

·      Phương pháp này giúp nhà quản lý kho luôn biết được số lượng hàng tồn để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý ngay.

Nhược điểm:

·      Không phù hợp với các công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Bởi lượng hàng hóa nhiều, thay đổi liên tục sẽ khiến khối lượng công việc quản lý tăng lên rất lớn.

·      Khuyết điểm lớn nhất của hình thức này là vấn đề hàng tồn đọng cũ chưa bán hết mà vẫn phải tiếp tục nhập hàng mới. Từ đó, khiến cho những hàng cũ càng bán chậm hơn.

2. Nguyên tắc nhập sau xuất trước LIFO

LIFO là từ viết tắt của Last In First Out. Ngược lại hoàn toàn so với phương pháp 1 là FIFO. Tức là hàng hóa nhập kho gần nhất sẽ được ưu tiên lấy ra xuất ngay.


Phương pháp nhập sau xuất trước LIFO
Phương pháp nhập sau xuất trước LIFO

Lợi thế và khuyết điểm của hình thức LIFO nhập sau xuất trước là gì?

Ưu điểm:

·      Là loại kệ chứa pallet chuyên dùng cho hàng hóa đồng nhất chủng loại. Phương pháp này giúp quản lý hàng hóa chặt chẽ hơn.

·      Phản ánh ngay doanh thu lợi nhuận khi có biến động thị trường.

·      Lợi thế về thuế. Trong thời điểm kinh tế lạm phát, phương pháp này sẽ giúp đánh giá giá vốn cao hơn và số dư hàng tồn kho thấp. Từ đó, thu nhập lãi ròng giảm nên cũng góp phần giảm thuế phải đóng.

·      Kịp thời chủ động điều chỉnh giá bán theo biến động thị trường, tối ưu hoá lợi nhuận.

·      Áp dụng phương pháp quản lý chuyên nghiệp, giúp chất lượng hàng được đảm bảo.

Nhược điểm:

·      Không phù hợp với các mặt hàng có tính thời vụ, trend (xu hướng).

·      Việc lưu trữ phức tạp , dữ liệu lớn nên cần phải cẩn thận trong khâu kiểm soát thống kê.

·      Hàng cũ thường bị ứ động, dẫn đến chất lượng hàng có thể sẽ kém đi nếu không có kế hoạch bảo quản tốt.

Với từng nguyên tắc nhập xuất hàng khác nhau sẽ cần có hệ thống luu trữ - kệ chứa hàng khác nhau. Tương ứng đó là các phần mềm ứng dụng quản lý hàng hóa cũng phải phù hợp.


so sánh LIFO và FIFO
so sánh LIFO và FIFO

So sánh 2 nguyên tắc FIFO và LIFO và gợi ý các loại giá kệ để hàng phù hợp

Tiêu chí

Phương pháp FIFO (First In First Out)

Phương pháp LIFO (Last In First Out)

Phù hợp sử dụng

Dòng sản phẩm có hạn sử dụng ngắn dễ bị hư hỏng. Hoặc các loại hàng hóa mau lỗi mốt, công nghệ dễ bị lỗi thời.

Hàng hoá có hạn sử dụng lâu, thời gian lưu trữ được tính bằng năm. Ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng thời trang hoặc công nghệ.

Ưu điểm

- Chất lượng hàng hóa luôn được bảo quản và kiểm tra kỹ lưỡng. Đảm bảo cung cấp đến khách hàng sản phẩm đạt chất lượng cao.

- Dễ dàng tính được giá vốn và lợi nhuận ngay.

- Luôn kiểm soát được lượng hàng tồn

- Tiết kiệm chi phí.

- Linh động điều chỉnh giá bán theo thị trường nhanh chóng.

- Phản ánh ngay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

- Phương pháp quản lý chuyên nghiệp.

 

Nhược điểm

- Theo thời gian hàng hóa sẽ giảm giá trị.Điều này có thể khiến công ty không thu được lợi nhuận.

- Việc hàng xuất chậm mà vẫn phải nhập mới khiến lô hàng sau càng bán chậm hơn.

- Phương pháp quản lý phức tạp và lưu trữ nhiều hơn.

- Khó kiểm soát hàng toàn kho nếu không có kế hoạch cụ thể

Mẫu kệ kho chứa hàng hóa

Các loại kệ chứa hàng nhà kho có đầu nhập xuất linh hoạt như: kệ selective, kệ Very Narrow Aisle, kệ flow rack, kệ robot tự động shuttle,…

Các loại kệ để hàng đồng nhất, nhập xuất hàng nhanh chóng như: Kệ drive in, kệ radio shuttle, kệ push back, double deep,…

Như vậy, với 2 phương pháp quản lý hàng hóa xuất nhập nhà kho phổ biến này có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào sản phẩm chính của công ty mà lựa chọn hình thức lưu trữ hợp lý. Kệ kho chứa hàng có rất nhiều loại và có thể sử dụng cho một trong hai hoặc cả 2 nguyên tắc trên. Để lựa chọn được dòng kệ chứa hàng hóa phù hợp bạn có thể liên hệ trực tiếp các đơn vị lắp đặt sản xuất kệ kho.

Dù hệ thống kệ lưu trữ hàng hóa nào sau thời gian sử dụng cũng sẽ xuống cấp. Lúc này bạn cần bảo trì bảo dưỡng chúng. Thông thường, các nhà quản lý kho sẽ lên kế hoạch, thời gian cụ thể bảo trì kệ kho hàng. Nếu bạn chưa biết, có thể tham khảo thêm tại: Quy trình và hạng mục kiểm tra định kỳ kệ chứa hàng

19 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

コメント


bottom of page